Dịch Covid-19 làm khổ người Chăn nuôi ba ba
Dịch Covid-19 làm khổ người Chăn nuôi ba ba
Bài Toán Đầu Ra
Mấy năm gần đây , xã ngọc chúc , huyện Giồng Riềng được biết đến là vùng sản xuất ba ba lấy thịt của tỉnh Kiên Giang.
Thời kỳ cao điểm, Xã Ngọc Chúc có tới vài chục hộ lớn, nhỏ cùng tham gia nuôi ba ba. Sau bao thăng trầm, toàn xã nay còn khoảng 30 hộ vẫn gắn bó nghề này.
Ông Trần Văn Giác , Xã ngọc chúc cho biết, gia đình bắt đầu nuôi ba ba từ năm 1991. Giống nuôi loại ba ba trơn, ba ba xanh ( gốc Đài Loan ) và 3 năm trở lại đây là Nuôi Baba Nam Bộ
Sau nhiều năm sản xuất, ông Giác tích góp, mua được nhiều mảnh ruộng, dồn lại thành trang trại nuôi ba ba rộng chừng 3.000 m2. Mỗi năm, trang trại này xuất ra 10.000 con giống và trên 5 tấn thịt thương phẩm ra thị trường Việt Nam .
Để có một lứa ba ba xuất bán trọng lượng trung bình 1,2 – 2kg/con, người nuôi phải chăm sóc trong khoảng 24 - 30 tháng. Thức ăn chủ yếu là cá tạp băm nhỏ và cá rô phi con , đầu sú ( tôm ) .
Trước Tết âm lịch vừa qua, ông Giác xuất bán một mẻ ba ba với giá trung bình 320 - 340 nghìn đồng/kg. Tuy nhiên, từ Tết tới nay, do ảnh hưởng dịch bệnh, ba ba thương phẩm bị giảm cả sản lượng xuất ra lẫn giá bán.
Nếu như trước đây, vừa của gia đình lẫn thu gom của các hộ xung quanh, ông Giác cung ứng cho hệ thống nhà hàng , khách sạn từ 1 – 2 tấn ba ba/tháng. Nhưng nay, mỗi tháng chỉ còn bán được trên dưới 1 tấn. Bên cạnh đó, giá bán cũng giảm xuống cho loại 1kg5 trỡ lên còn 205.000 đồng/kg.
Ông Giác khẳng định, mọi năm, đây là thời điểm ba ba khan hàng nên giá sẽ nhích lên. Nhưng ảnh hưởng dịch Covid-19, nhiều nhà hàng, khách sạn mối quen đều giảm rõ rệt số lượng mua.
Với một người có trên 10 năm nuôi ba ba, ông Giác nhận định, nếu dịch bệnh kéo dài thêm vài tháng, thậm chí hết năm tệ nhất vài năm , người dân sẽ phá sản, bán nhà cửa đi trả nợ. Vì từ tháng 5 cho tới tháng 11 âm lịch , là cao điểm của xuất bán ba ba giống và thịt , nếu sản lượng dồn vào quá lớn, ắt giá sẽ tụt dốc không phanh.
Vừa nuôi vừa lo
Để đối phó với ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều hộ nuôi ba ba ở đây đã chuyển sang chế độ nuôi cầm chừng, giảm khẩu phần ăn và xen canh nuôi với loài khác
Theo ông Giác, nếu không bán được, các hộ có thể kéo dài thời gian nuôi ba ba thêm 6 tháng – 1 năm nữa. Khi đó, ba ba có thể đạt trọng lượng tới 2- 3kg kg, giá trị sẽ cao hơn nhiều. Tuy nhiên, đây phải là những hộ liều và có tiềm lực kinh tế cao . Còn nếu mới chăn nuôi hoặc đi vay tiền để sản xuất thì không nên vì rủi ro rất cao.
Ông Phan Thanh Lắm, cùng xã cho hay, dịch bệnh ảnh hưởng tới sản xuất là rõ rồi. Nhưng người dân cũng nên không quá lo lắng, tiếp tục chăn nuôi chờ thời cơ khi dịch bệnh giảm dần .
Trên thực tế, thức ăn cho ba ba (các loại cá , đầu sú ) luôn có sẵn và giá tương đối rẻ (5 – 6 nghìn đồng/kg). Trong khi ba ba không cần ăn quá nhiều, có thể cho ăn 2 lần/tuần vẫn không sao.
Thậm chí, theo kinh nghiệm chăn nuôi nhiều năm, nếu cho ba ba ăn quá nhiều có thể gây nên nhiều bệnh như phù gan, tụ huyết trùng và dễ làm ô nhiễm nguồn nước.
Ông Lắm cho biết, thời gian này, ông không xuống thêm giống mà tranh thủ cải tạo, tiêu độc khử trùng ao nuôi để chờ thời cơ. Do mới nuôi ba ba được 6 năm, lại đầu tư khá nhiều, ông Lắm bảo, chỉ mong dịch bệnh sớm quá đi để gia đình ổn định sản xuất và trả nợ.
Chủ tịch UBND xã Ngọc Chúc Ông Thơm cho biết, nghề nuôi ba ba đã từng đem lại giá trị cao nhất trong ngành sản xuất nông nghiệp của địa phương.
Cả xã có khoảng 30 hộ nuôi ba ba với tổng diện tích 3,77 km² mặt nước . Trong đó, tập trung chủ yếu ở ấp là Ngọc An và Ngọc Bình . Cách đây gần chục năm qua, người dân ở đây đã biết tận dụng ao hồ, chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi con BaBa Này.
Theo ông Thơm Chủ Tịch Xã Ngọc Chúc cho hay , do dịch bệnh, đầu ra cho ba ba thương phẩm đang gặp khó khăn. Bên cạnh đó, do đặc thù sản phẩm, người dân không thể tự tìm thị trường mà vẫn phụ thuộc thương lái.
Ông nhận định, người dân cũng không nên quá lo lắng, việc cần nhất hiện nay là ổn định sản xuất. Trong thời gian tới, có thể dịch bệnh còn tiếp diễn phức tạp, người dân cần chủ động nguồn thức ăn cho ba ba, sẵn sàng kéo dài thời gian nuôi để chờ cơ hội xuất bán.